Bạn muốn mình có thể vượt qua các cung đường khó, qua các con dốc, đồi núi,… Nhưng sức bạn lại không cho phép mình làm được điều này. Nó sẽ hạn chế việc tập luyện, vui chơi của bạn. Cùng xedap.vn tham khảo bài viết dưới đây để cải thiện và rèn luyện sức bền ngay nhé!
1. Nhịp thở.
Nhịp thở là một phần yếu tố giúp bạn tăng cường sức bền khi đạp xe tập luyện. Với một tinh thần và cơ thể thoải mái bạn có thể tự động duy trì cho mình một nhịp thở nhẹ nhàng, nhờ đó mà có thể tiết kiệm được phần lớn năng lượng hơn là chống lại những cơn mệt mỏi. Trong quá trình đạp xe nếu bạn nhận được một lượng lớn khí O2 từ quá trình hít thở sẽ giúp các tế bào nhận được nhiều lượng Oxy lên não khiến tinh thần thoải mái và tăng sức lực hơn.
Vận dụng nhịp thở đúng cách vào từng trường hợp là hành động giúp cơ thể cân bằng được lượng acid có trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất diễn ra đều đặn giúp bạn tránh đi sự mệt mỏi. Trong lúc bạn cảm thấy mệt mỏi hãy thở nhẹ nhàng, tránh thở gấp làm cho phổi hoạt động cường độ mạnh làm cơ thể bạn mệt mỏi hơn là bình thường.
Trong quá trình đạp xe bạn nên kết hợp việc đạp xe và thở một cách đều đặn. Nhịp thở đều cũng làm cho sức đạp đều và bền hơn, giúp tăng cường và nâng cao chức năng của các cơ quan như là tim và phổi. Làm cho các bộ phần này hoạt động một cách đều đặn hơn.
2. Tăng cường độ luyện tập.
Đối với những người mới luyện tập bạn không nên đặt cho bản thân cường độ luyện tập quá lớn, mà nên tập với cường độ nhẹ tầm 30-45 phút và tăng dần theo thời gian. Đừng bao giờ nôn nóng và đặt ra mục tiêu tốc độ quá lớn cho bản thân mà hãy đặt ra mục tiêu để tăng cường bộ bền. Tập luyện nhẹ nhàng và theo dõi tiến độ của cơ thể theo thời gian tập luyện, ngoài ra nên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi phù hợp là điều quan trọng giúp bạn có thể duy trì tốt hơn cường độ của mình.
Trong quá trình tập luyện, nên dành thời gian từ 5-10 phút để các cơ có thời gian nghỉ dưỡng sau đó bắt tay vào tập luyện cho quá trình tiếp theo, như vậy sẽ giảm đi sự tổn thương của các cơ của bạn.
Hãy chia nhỏ quãng đường tập luyện của bạn và kết hợp với thời gian luyện tập và theo dõi cơ thể mình thay đổi để có nhiều động lực hơn.
3. Bổ sung năng lượng.
Trong quá trình đạp xe, cơ thể bạn phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng, calo bị đốt cháy đồng thời bạn phải cung cấp lại cho cơ thể đủ lượng calo đó. Sau mỗi buổi đạp xe bạn không nên nhịn đói mà nên ăn ngay đồ ăn để bổ sung năng lượng cho cơ thể, có thể chuẩn bị những đồ ăn nhẹ như: bánh, kẹo, sữa, thanh năng lượng,…
Trong quá trình đạp xe cơ thể bạn cũng mất đi một lượng nước trong cơ thể và chuyển hoá thành mồ hôi, lượng kali trong cơ thể bị chênh lệch nên cần cung cấp nước ngay, các đồ uống tiếp thêm năng lượng như nước chanh muối, thức uống năng lượng. Nên uống nước từ từ từng ngụm từng ngụm để nước có cơ hội được thẩm thấu kỹ, không nên uống liền một lúc quá nhiều nước.