NHỮNG LƯU Ý KHI BẢO DƯỠNG PHỤ TÙNG XE ĐẠP THỂ THAO

Bảo dưỡng phụ tùng xe đạp là công việc quan trọng khi bạn sở hữu một chiếc xe đạp thể thao. Nhờ vậy xe của bạn sẽ luôn bền đẹp, cho thời gian sử dụng lâu dài. Tuy nhiên nếu bạn đang chưa biết bảo dưỡng phụ tùng xe đạp thể thao đúng cách, bài viết này sẽ dành cho bạn.

GIỮ CHO XE LUÔN SẠCH

Một chiếc xe đạp thường xuyên được làm sạch sẽ, giúp xe luôn đi nhanh và lướt dễ dàng hơn. Ngoài ra, xe sẽ sạch đẹp hơn và bạn sẽ cảm thấy tự tin trên đường khi di chuyển. Thông thường nên rửa xe 1 lần/tuần. Thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào quãng đường và loại địa hình mà bạn đã đi.

phụ tùng xe đạp thể thao
Nên rửa xe định kỳ 1 lần/ tuần

Chú ý làm sạch những góc xe như phía mặt trong của bộ chuyển động, xích xe. Nếu để đất, bẩn dính lâu sẽ gây ra mắc kẹt, thậm chí rỉ sét và có thể dẫn đến tiếng rít trong suốt quá trình đạp xe. Đối với xích líp, bạn nên sử dụng những thiết bị vệ sinh chuyên dụng để giúp cho bộ xích líp sạch sẽ hơn.

Mua bình xịt vệ sinh xích líp tại đây.

Sau khi rửa sạch, làm khô xe đạp. Sau đó thêm dầu bôi trơn nhẹ vào bánh răng và xích trước khi lau bằng vải. Rửa kỹ như thế này là điều cần thiết sau khi đi xe trong thời tiết ẩm ướt. Nó sẽ kéo dài tuổi thọ của các bộ phận.

phụ tùng xe đạp thể thao
Cần vệ sinh kỹ lưỡng bộ chuyển động và xích líp

GIỮ XE KHÔ RÁO

Phải luôn đảm bảo rằng xe của bạn hoàn toàn khô ráo sau khi đi mưa. Bởi vì nước kẹt trong xích và bộ truyền động sẽ khiến quá trình rỉ sét trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu khung xe của bạn có vết xước. Nước sẽ bám vào vết xước gây rỉ sét và ảnh hưởng tới độ bền của khung xe. Do đó, việc lau khô sau khi đi mưa là cần thiết cho xe của bạn.

Chú ý, khi không sử dụng xe, nên đặt xe sao cho tay lái song song với sàn. Việc này giúp cho xe không bị lệch tâm khi sử dụng.

phụ tùng xe đạp thể thao
Giữ cho xe luôn khô ráo và giữ xe thẳng đứng, tránh lệch tâm xe

KIỂM TRA PHANH

Phanh là bộ phận rất quan trọng trên xe đạp. Nó đảm bảo sự an toàn cho người dùng khi di chuyển. Để đảm bảo an toàn khi di chuyển trên xe đạp, trước khi đi, cần kiểm tra thường xuyên má phanh xe có bị mòn không. Nếu để má phanh bị quá mòn sẽ có nguy cơ bị hãm phanh trực tiếp lên phần kim loại hoặc carbon của vành bánh xe. Nhẹ là nó sẽ phát là tiếng kêu đầy khó chịu, nặng là bánh xe của bạn bị hỏng.

Đặc biệt với xe sử dụng phanh đĩa thì các bạn cần kiểm tra thật kĩ. Kiểm tra xem phanh có bị sát không. Điều chỉnh sao cho má phanh cách đĩa 2mm. Để mang lại an toàn cho chính bạn trên mọi chuyến đi.

Đối với các loại phanh dầu, cần chú kiểm tra phần dầu phanh. Nếu phanh không êm, ma sát không tốt thì cần phải thay dầu phanh ngay.

phụ tùng xe đạp thể thao
Lưu ý kiểm tra phanh trước khi đi xe

KIỂM TRA DÂY CÁP

Việc kiểm tra các dây thắng, đề cũng rất quan trọng. Dây cáp không bao giờ đột nhiên bị đứt, chúng thường bị mòn sau một khoảng thời gian sử dụng. Bạn sẽ khó nhìn thấy vì chúng ẩn bên dưới lớp vỏ cáp.

Kiểm tra dây cáp của bạn là điều cần phải được thực hiện định kỳ. Vì một bộ cáp được bảo trì tốt sẽ tăng tuổi thọ và hạn chế tình trạng đứt dây. Đặc biệt là trong mùa mưa, ăn mòn luôn là mối đe dọa.

Chỉ cần tháo cáp ra khỏi vỏ và kiểm tra cáp bị sờn hoặc ăn mòn. Sau khi kiểm tra, bạn nên bôi một chút chất bôi trơn hoặc dầu mỡ vào dây cáp bằng trước khi đặt lại vào vỏ cáp. Ngoài ra, hãy kiểm tra phần vỏ cáp xem có bị tách và xoắn không vì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hao mòn cáp bên trong.

Kiểm tra kỹ phần lõi của dây cáp

CHÚ Ý TIẾNG KÊU PHÁT RA TỪ XE

Nhiều người có thói quen không quan tâm tiếng phát từ xe và cố gắng chạy tiếp. Điều đó hoàn toàn không nên vì khi xe bạn phát ra những tiếng bất thường thì đó là lúc xe bạn đang có vấn đề bên trong.

Thường thì khi bạn nhận ra xe đạp của bạn phát ra tiếng kêu lớn, đó là dấu hiệu bạn cần kiểm tra ngay phần đùi đĩa (Crankset) hoặc phần đầu bộ cổ xe đạp. Nhiều bộ phận của xe đạp có rất nhiều mô-men xoắn và áp suất và có thể hoạt động lỏng lẻo sau một khoảng thời gian sử dụng. Điều đầu tiên bạn nên tháo rời chúng ra sau đó vệ sinh sạch và tra dầu kỹ lưỡng từ trong ra ngoài. Nếu tình hình không cải thiện, hãy đưa xe của bạn đến cơ sở bảo dưỡng xe đạp uy tín để kiểm tra và khắc phục vấn đề.

Tránh để vấn đề tồn tại quá lâu, các bộ phận có thể bị mài mòn và bị hư hỏng từ nhẹ cho đến nặng.

Bộ phận đùi đĩa thường xuyên gây ra tiếng kêu, cần bảo dưỡng thường xuyên

KIỂM TRA CỤM LỐP XE

Cụm lốp xe ở đây gồm các bộ phận: lốp xe, săm xe, vành xe và căm xe.

Lốp xe là bộ phận bảo vệ ngoài cùng của bánh xe. Kiểm tra lốp xe cần chú ý bề mặt lốp: bề mặt lốp có bị mờ lớp vân bám đường không? Có bị vật nhọn đâm vào hay không? Lốp xe cũng nên thay thế định kỳ hàng năm. Điều này giúp cho bánh xe luôn bền bỉ, tránh sự cố xảy ra.

Săm xe là bộ phận nằm bên trong lốp xe. Bộ phận này là phần chứa hơi, tạo độ êm của xe khi di chuyển. Săm xe cũng là bộ phận thường xuyên gặp sự cố khi di chuyển trên đường. Trước khi đi, cần kiểm tra áp suất của săm xe. Không nên để bánh quá non hoặc quá căng. Nếu bị thủng săm phải ngay lập tức dừng xe sửa chữa tại chỗ, hoặc đưa xe đi vá săm. Không đạp xe khi thủng săm, vì sẽ gây hỏng phần vành xe. Nên thay săm xe đạp định kỳ để đảm bảo độ bền và sự ổn định của bánh xe.

Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên trước khi đi

Vành xe cũng là một bộ phận quan trọng. Khi đi xe thấy xe bị rung lắc, bạn nên kiểm tra và vặn chặt lại các phần ốc kết nối trục bánh xe. Nếu vành xe của bạn chẳng may bị cong, bạn nên tới cơ sở sửa chữa để cân chỉnh lại, hoặc thay mới nếu như sự cố nghiêm trọng.

Căm xe đạp là bộ phận kết nối vành xe và trục bánh xe. Kiểm tra độ chắc chắn của căm xe bằng cách bóp 2 căm lại với nhau. Nếu bị lỏng thi cần siết chặt lại.

Bóp căm xe để kiểm tra độ ổn định của bánh xe

KIỂM TRA CỤM YÊN XE

Cụm yên xe gồm: cọc yên và yên xe.

Điều đầu tiên cần kiểm tra đó là chiều cao của yên xe hiện tại có phù hợp với chiều cao của bạn không. Nếu đã phù hợp với chiều cao của bạn thì ta kiểm tra độ chắc chắn của yên xe sau đó xiết chặc ốc.

Xem cách điều chỉnh yên xe đạp tại đây.

Kiểm tra xong, nơi bạn cần kiểm tra tiếp theo là cốt yên xe. Cốt yên sau khi chạy lâu ngày sẽ phát tiếng kêu do thói quen chúng ta chỉ vệ sinh nhanh những nơi không cần phải tháo rời.

Để kiểm tra, trước tiên bạn cần một cần chỉnh lực để tháo vòng kẹp và cốt yên ra khỏi gióng đứng sau đó vệ sinh và tra dầu chuyên dụng kỹ lưỡng, nếu nặng hơn bạn có thể mua phụ tùng bên ngoài về để thay thế những phần bị hư hỏng.

Kiểm tra phần yên xe kỹ lưỡng

BẢO DƯỠNG XE ĐẠP TẠI CÁC CƠ SỞ UY TÍN

Thông thường khoảng 6 tháng bạn nên đi bảo dưỡng một lần. Khi chạy xe trong khoảng thời gian dài ít nhiều cũng có những hư hại. Việc kịp thời phát hiện và sửa chữa sẽ tránh được những hư hại lớn sau này.

Xe Hoàng Gia tự hào là địa chỉ bảo dưỡng xe đạp uy tín được nhiều khách hàng tín nhiệm. Chúng tôi có quy trình bảo dưỡng bài bản, chuyên nghiệp. Kiểm tra bắt lỗi chính xác. Thay thế phụ tùng với mức giá ưu đãi. Đội ngũ nhân viên tận tâm, nhiệt tình với công việc. Bạn sẽ nhận được sự hài lòng tuyệt đối khi tới bảo dưỡng chiếc xe của mình tại đây.

xe hoàng gia
Xe Hoàng Gia là đơn vị bảo dưỡng xe đạp uy tín được nhiều khách hàng tin dùng

TẠM KẾT

Qua bài viết này, chúng tôi đã nêu lên những lưu ý khi bạn bảo dưỡng phụ tùng xe đạp thể thao. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc bảo dưỡng phụ tùng xe đạp thể thao, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Liên hệ và đặt lịch bảo dưỡng tại Xe Hoàng Gia để nhận nhiều ưu đãi.

Xem các sản phẩm của Xe Hoàng Gia tại: https://xehoanggia.com/ 

 

5/5 - (1 bình chọn)