CÁCH PHÒNG TRÁNH NHỮNG CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP KHI LUYỆN XE ĐẠP THỂ THAO

Luyện xe đạp thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bộ môn này cũng không kén người chơi về giới tính, tuổi tác. Đặc biệt nó không yêu cầu kỹ thuật cao nên ai ai cũng có thể luyện tập được. Tuy nhiên bạn nếu bạn tập luyện quá hà khắc, tập sai kỹ thuật căn bản bạn có thể bị chấn thương. Hôm nay, Xe Hoàng Gia sẽ cùng bạn tìm hiểu cách phòng tránh những chấn thương thường gặp khi luyện tập xe đạp thể thao.

Cách phòng tránh những chấn thương thường gặp khi luyện tập xe đạp thể thao

Chấn thương đầu gối khi luyện tập xe đạp thể thao

Chấn thương đầu gối

Có khá nhiều bạn gặp phải tình trạng đau nhức ngay vùng xương đỉnh đầu gối. Nguyên nhân là do bạn sử dụng xe đạp sai độ cao của yên xe hoặc ngồi sai tư thế. Không những vậy nếu bạn còn dùng lực nhiều trong tình huống này, thì sẽ bị đau nhiều hơn. Bởi vùng cơ đùi được nối liền với ống quyển thông qua vùng xương đỉnh đầu gối. Khi bạn dồn lực, áp lực đè nặng lên xương đỉnh đầu gối sẽ tăng và gây ra chấn thương.

Vị trí đạp xe đúng

Bạn ngồi đạp là góc gần như 6 giờ. Cách tính này là từ vùng hông cho đến bàn chân trên peda. Khi đạp chân chỉ nên hơi cong một chút, không khóa khớp gối. Một số trường hợp rất dễ gây đau đầu gối: đạp mashing (đạp với lip lớn, nhanh hơn), đạp leo đèo, đạp nước rút nặng (Sprint).

Cách khắc phục

  • Khởi động kỹ: đây luôn là lời khuyên hàng đầu, dù với bất cứ môn thể thao nào bạn cũng phải làm nóng cơ thể trước. Càng khởi động kỹ bạn càng tránh được các chấn thương không đáng có. Bạn có thể làm nóng các vùng cơ đầu gối, khớp khoảng 15 phút với các dụng cụ Rulo đạp xe trong nhà.
  • Luôn cân chỉnh xe: Khi mới mua xe hoặc sử dụng xe đã quá lâu ngày. Bạn nên chú ý cân chỉnh xe để luôn giữ xe ở tình trạng sử dụng thoải mái nhất. 
  • Đạp “Spin”: Nếu bạn phải tham gia leo đèo. Bạn bạn nên chọn líp nhỏ và nhẹ hơn để luyện nhịp nhanh. Đây là cách để đầu gối bạn làm quen.
  • Luôn cẩn thận trước các biến đổi mới như: thời tiết, xe đạp mới, giày mới, hay pô tăng… Những yếu tố này có thể khiến bạn bị chấn thương. Bạn nên làm quen trước với những thay đổi này. 

Chấn thương lưng dưới khi luyện tập xe đạp thể thao

Chấn thương lưng dưới

Thông thường đau lưng dưới là từ vùng thắt lưng đến các vùng mông và chân. Một số nguyên nhân gây chấn thương như: Khoảng cách từ yên đến ghi đông không đúng, độ nặng của giò đĩa cao, chiều cao và độ rộng ghi đông không đúng, ngồi sai tư thế… 

Cách khắc phục

Để hạn chế chấn thương lưng dưới bạn nên lưu ý khâu lựa chọn khung và canh chỉnh xe. Phải luôn đảm bảo rằng kích thước xe đạp phù hợp với kích thước cơ thể bạn.

Chấn thương gót chân khi luyện tập xe đạp thể thao

Chấn thương gót chân

>>Xem thêm: Xe đạp Twitter R10

Đây là phần gân được nối giữa gót và cơ bắp chân. Bạn sẽ cảm thấy những cơn đau đột ngột, tức và nhói ở vùng gân gót. Một số trường hợp chấn thương nặng sẽ gây sưng, tím tái hoặc có thể bị rách gân. Nguyên nhân thường gặp là do người tập đột ngột tập nặng trở lại sau thời gian nghỉ dài. Những bài tập quá nặng khiến bộ phận gân gót chân chưa kịp thích nghi nên gây ra chấn thương. 

Cách khắc phục

Nếu bạn bị chấn thương vùng gân gót chân, hãy chườm đá, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Bạn phải xây dựng kế hoạch luyện tập hợp lý, phù hợp. Hạn chế nghỉ quá lâu rồi tập lại bất ngờ mà bỏ qua giai đoạn làm quen. 

Căng cơ bắp khi luyện tập xe đạp thể thao

Căng cơ bắp

Bạn hay nghe dân trong nghề nhắc đến từ DOMS. Đây là cụm từ diễn tả cơ thể bị đau nhức sau khi luyện đạp xe đạp thể thao. Căng cơ và đau nhức là do cơ bắp bị tổn thương hay rách sợi cơ li ti trong bó cơ.

Cách Khắc Phục 

Để hạn chế các cơn đau và căng cứng cơ. Bạn nên áp dụng luyện tập chéo và kết hợp giữa đạp xe thể thao và các bộ môn khác. Một số bộ môn có thể dùng như: bơi lội, yoga, gym hay chạy bộ. Bạn cũng nên thả lỏng thư giãn các cơ sau luyện tập đạp xe. Ngoài ra nên bổ sung các loại thực phẩm như gừng, tỏi, chanh,chuối, trứng, các loại hạt,… Đây là những thực phẩm rất phù hợp để cải thiện tình trạng này. 

Chấn thương vùng cổ khi luyện tập xe đạp thể thao

Chấn thương vùng cổ

Bạn sẽ gặp phải tình trạng này khi sử dụng pô tăng quá ngắn hoặc quá thấp. Lúc này vùng cổ của bạn phải gồng lên để giữ thăng bằng gây ra đau nhức. Ngoài ra nếu bạn đạp xe suốt một hành trình dài cũng sẽ khiến cổ tổn thương. 

Cách khắc phục

  • Tăng độ cao của ghi đông.
  • Canh chỉnh góc pô tăng cho phù hợp với kích thước cơ thể.
  • Giảm khoảng cách từ yên xe đến ghi đông.

Chấn thương bàn chân khi luyện tập xe đạp thể thao

Chấn thương bàn chân

Bạn sẽ cảm thấy đau, nóng rần ở phần dưới ngón chân. Đây là do bàn chân bị sưng hoặc bạn mang giày không phù hợp nhưng lại luyện tập đạp xe quá lâu.

Cách khắc phục

  • Đổi loại giày để mang khi luyện tập đạp xe đạp.
  • Luôn chọn size giày vừa vặn, không quá chật.
  • Luôn trang bị thêm vớ mang giày, nên chọn loại thấm hút ẩm tốt tránh cọ sát, phồng rộp.

Trên đây là cách phòng tránh những chấn thương thường gặp khi luyện tập xe đạp thể thao. Xe Hoàng Gia mong rằng qua đây bạn sẽ hạn chế được các chấn thương trong khi luyện tập. Nếu các bạn có nhu cầu tìm mua xe đạp thể thao địa hình tại Đà Nẵng hay tại tất cả các tỉnh thành khác trên toàn quốc hãy liên hệ ngay với hệ thống Xe Hoàng Gia để được tư vấn, giải đáp và hỗ trợ.

Rate this post